Trong văn hóa của người Đông Nam Á thì việc xem ngày là một việc rất quan trọng. Nhất là trong các dịp quan trọng như xây nhà, cưới hỏi, khai trương thì đều phải chọn ngày lành tháng tốt. Điều tối kỵ nhất là phải tránh xa được ngành nguyệt kỵ, vì đây được cho là những ngày không tốt. Vậy để hiểu hơn về ngày đặc biệt này, chúng ta hãy cùng khám phá qua bài viết sau xem ngày nguyệt kỵ là gì nhé.
Ngày nguyệt kỵ là gì?
Mục lục
“ Mồng năm, mười bốn, hai ba/ Đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn” là câu nói của ông bà ta từ xưa. Đây là câu nói để ám chỉ đến việc xem ngày, trong đó ngày mùng 5, ngày 14 và 23 là những ngày cấm kỵ. Theo như kinh nghiệm của ông bà xưa; thì trong những ngày này dù làm việc gì cũng có nguy cơ thất bại. Với những ai làm ăn kinh doanh, thường sẽ phải cẩn trọng khi có lịch hẹn, họp vào ngày này.
Đây cũng là ngày được gọi là Nguyệt Kỵ mà chúng ta vẫn đang nhắc đến. Như vậy các bạn có thể thấy ngày này xuất hiện vào mỗi tháng trong năm, khó có thể tránh được. Nhưng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên dẫu sao mỗi người cũng phải chuẩn bị sẵn sàng vào những ngày này.
Sở dĩ, có ba ngày được gọi là nguyệt kỵ đều bắt nguồn từ quan niệm xưa. Những ngày nào trong tháng, mà khi cộng hai số hàng đơn vị với hàng chục lại ra kết quả là 5 thì gọi là nguyệt kỵ. Từ đó, ta có 3 ngày cố định mỗi tháng, bất kể ai cũng phải ghi nhớ các ngày này.
Một thông tin khác cũng quan trọng, đó là theo quan niệm Phương Đông, đây cũng là ngày Tam Nương. Với người Phương Đông thì ba ngày này cũng mang đến nhiều xui xẻo, khiến công việc dễ bề thất bại.
Nguồn gốc ngày nguyệt kỵ
Đối với một xã hội phát triển hiện đại như ngày nay, thì những ngày được cho là nguyệt kỵ vẫn còn tồn tại. Đã có nhiều nghiên cứu về các ngày này, từ đó sinh ra nhiều nguồn gốc mở đầu cho các ngày được hiểu là mang điềm xui. Chúng ta sẽ đi qua một vài nguồn gốc cơ bản để hiểu hơn về các ngày này.
Nguồn gốc ngày nguyệt kỵ theo dân gian
Khi xưa, vua chúa là người thống trị toàn bộ người dân của khu vực mà người vua đó cai quản. Theo lời kể truyền miệng từ ông bà xưa, khi đó trong một tháng vua sẽ có 3 ngày đi tuần. Theo đó, mỗi lần đi tuần sẽ cách nhau 9 ngày. Mà quan niệm xưa cho rằng số 5 là con số tượng trưng cho hình ảnh vị vua, vậy nên ngày đầu trong tháng đi tuần là ngày 5.
Cách đó thêm 9 ngày nữa thì là ngày 14 ( 1+4 =5), ngày cuối trong tháng là 23 (2+3=5). Như vậy, ta có ba ngày đi tuần là mùng 5, ngày 14, ngày 23. Bên cạnh đó, thời này người dân không được phép nhìn mặt vua, nếu lỡ nhìn thấy sẽ bị xử phạt rất nặng thậm chí là chém đầu.
Nên vào ba ngày này, người dân thường sẽ không làm ăn được, phải cẩn thận để không rước họa vào thân. Dần dần, ba ngày này được đồn thổi trở thành ba ngày kiêng kỵ cho đến mãi sau này.
Lý giải ngày nguyệt kỵ theo khoa học hiện đại
Theo các nghiên cứu khoa học, thì việc tìm hiểu về ngày này cũng không có gì lạ. Họ cho rằng, nguyệt kỵ là những ngày mà trái đất tự quay quanh mình, đồng thời mặt trăng cũng chuyển động quanh trái đất. Theo các tính toán, cứ tầm 2 ngày rưỡi, mặt trăng sẽ bước vào một vùng trời mới hơn. Dĩ nhiên, các bạn sẽ thấy nó không ảnh hưởng đến sự may rủi của con người trên trái đất. Nhưng thực tế, đó là ý nghĩ sai lầm.
Khi sự chuyển động của vũ trụ có sự thay đổi thì sẽ khiến cho sự sống trên trái đất phần nào biến động. Nhất là những ngày này thì các lực tương tác hỗ trợ mặt trăng gây ảnh hưởng xấu đến con người. Một vài người có sức đề kháng yếu sẽ dễ gặp phải bệnh tật, tinh thần mệt mỏi,… Do đó mà theo giới khoa học, đây là những ngày không tốt; các bạn cần phải cẩn trọng khi làm việc vào những ngày này.
Nguồn gốc về ngày nguyệt kỵ theo Phi tinh
Nếu các bạn đã từng tìm hiểu về Phi tinh thì hệ thống Cửu cung bát quái các bạn đều sẽ nắm rõ. Theo đó, sẽ bao gồm có 9 Phi tinh: Nhất bạch- Nhị hắc- Tam bích- Tứ lục- Ngũ hoàng- Lục bạch- Thất xích- Bát bạch- Cửu tử. Trong số đó, thì sao Ngũ hoàng là một sao thuộc trung cung, là sao được cho là xấu nhất.
Chòm sao này đem đến những xui xẻo, rủi ro, những điều không may mắn khiến con người ta thất bại trong công việc. Vậy nên, người tin vào Phi tinh sẽ thường tránh các ngày có sao Ngũ hoàng chiếu. Nếu tính ra thì ta sẽ có Ngũ hoàng 5, mặc khác 5 + 9= 14, và 14 +9= 23. Từ đó cũng rút ra được ba ngày là ngày kiêng kỵ, mang đến xui xẻo là ngày 5, ngày 14, ngày 23.
Dù là theo nguồn gốc nào đi nữa thì ba ngày này vẫn đã được chứng minh là ngày không may mắn. Vậy nên không có lý do để bạn có thể không quan trọng, cẩn trọng hơn trong các ngày này cả.
Xem thêm: ngày nhuận là gì?
Ngày nguyệt kỵ nên kiêng gì?
Vào những ngày này, các bạn cần phải chú ý kiêng kỵ làm các việc lớn, nhất là trong kinh doanh. Đặc biệt là hạn chế các hoạt động như cưới hỏi, khai trường, xây nhà,… Những công việc này khi thực hiện vào ngày này sẽ dễ bị thất bại, gặp trục trặc, đổ vỡ.
Ngoài ra, các bạn còn phải hạn chế đến gần sông, hồ, ao, biển,… nguy cơ sẽ dễ bị rủi ro là chết đuối. Tránh những nơi đông người, cẩn thận kẻ gian sẽ móc túi, hoặc bị vu oan vào các sự việc không may.
Khi di chuyển trên đường, tham gia giao thông dù đường thủy, bộ hay đường bay đều phải cân nhắc kỹ. Tốt nhất là nên tránh để không xảy ra các sự việc thương tâm, không đáng có. Vào những ngày này, các bạn cần phải giữ cho mình một tinh thần ổn định.
Vì cơ thể sẽ không được khỏe, khiến cho bản thân mất đi bình tĩnh và sự tỉnh táo cần có trong công việc. Dễ dẫn đến những quyết định sai lầm, nên là cũng không nên gặp mặt bạn bè, bàn chuyện công việc.
Bên cạnh đó, ba ngày này cũng thường có dòng hải lưu bất thường nên các bạn tuyệt đối hạn chế đi thuyền. Những ngày này khi đi tàu bè, đi thuyền thì sẽ dễ bị cuốn vào các dòng hải lưu đó. Gây nguy hiểm đến tính mạng của các bạn nên là hãy cố gắng hạn chế xuất ngoại thời gian này.
Có nên sinh con vào ngày này?
Một số người khi nghe nhắc đến ngày nguyệt kỵ thì thường sẽ lo lắng về vấn đề sinh nở. Tuy nhiên, biết rằng đây là ngày xui, nhưng việc vận mệnh sau này của đứa trẻ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nên là các bạn không cần phải quá lo lắng; hay hoang mang khi ngày dự sinh gần ngày nguyệt kỵ. Vận mệnh con cái sẽ còn phụ thuộc vào môi trường sống, môi trường nuôi dưỡng con trẻ,…
Kết luận
Dù là tính theo cách này, có nguồn gốc nào thì chúng ta vẫn đã xác định được ba ngày nguyệt kỵ là gì rồi. Với ba ngày đó, thì các bạn sẽ phải cẩn trọng, có những quyết định đúng đắn hơn. Hãy cố gắng hạn chế tối đa những rủi ro xui xẻo có thể xảy ra trong những ngày này. Đừng quên theo dõi thêm những bài viết khác của chúng tôi để có thêm thông tin hay và thú vị khác nữa nhé.